Shopify vs Haravan: Đâu là nền tảng phù hợp cho bạn 2024?
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng website ecommerce để kinh doanh online tại Việt Nam, thì khả năng cao bạn sẽ tìm thấy 2 cái tên nổi bật nhất, chính là Shopify và Haravan.
Vậy, giữa 2 nền tảng này có sự khác biệt gì, và đâu là nền tảng phù hợp dành cho bạn? Hãy cùng Meowcart tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Số lượng người dùng
Tại thời điểm cập nhật 2024.
Haravan: 50.000 người dùng tại Việt Nam, chủ yếu là khách hàng SMEs theo công bố của Haravan.
Giao diện website Haravan
Shopify: 3.000.000+ người dùng toàn cầu, với hơn 16.000 khách hàng Enterprise (Shopify Plus)
Giao diện website Shopify
Xét về số lượng người dùng, Haravan hoàn toàn áp đảo nếu chỉ so sánh ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, xét về tổng thể trên toàn cầu thì Haravan khá nhỏ bé khi so sánh với gã khổng lồ Shopify.
Chi phí sử dụng dịch vụ
Haravan: từ 600.000đ/tháng cho gói Omni Pro, tương đương 25$/tháng (do gói Standard không bao gồm website bán hàng). Yêu cầu thanh toán theo năm.
Ngoài ra còn có các gói Growth (18 triệu/năm) hay Scale (36 triệu/năm) với các tính năng cao cấp hơn.
Shopify: từ 25$/tháng cho gói Basic, thanh toán theo từng tháng hoặc 19$/tháng khi thanh toán theo năm.
Bạn cũng có thể chọn gói Shopify (65$/tháng) hoặc Advanced (399$/tháng) với các tính năng cao cấp hơn.
Chưa xét về chất lượng dịch vụ, thì giá sử dụng của 2 dịch vụ này khá tương đương với nhau ở gói khởi đầu là 25$, nhưng chênh lệch khá lớn ở gói Scale và Advanced.
Tuy nhiên điểm yếu của Haravan đó chính là chỉ cho phép kí hợp đồng và thanh toán theo năm. Shopify cho phép bạn thanh toán theo từng tháng, thậm chí đang có chương trình dùng thử trong 3 tháng chỉ với 1$.
Về chi phí thiết kế website, việc xây dựng website với Shopify sẽ tốn kém hơn do cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ và apps.
Giao diện admin
Với việc đi trước gần 10 năm so với Haravan và có lượng người dùng lớn, Shopify tích luỹ được kinh nghiệm khổng lồ trong việc xây dựng hệ thống hướng tới việc ai cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng.
Shopify khá dễ sử dụng kể cả đối với những người mới và không có bất cứ kiến thức nào về website. Bạn có thể tuỳ chỉnh store Shopify của mình khá dễ dàng với hệ thống Onboarding (chỉ dẫn) của Shopify.
Về Haravan, UI/UX chưa thực sự được mượt mà và có thể hơi khó sử dụng đối với người mới. Để chỉnh sửa code hay giao diện, bạn thường cần sự hỗ trợ từ team Haravan (đôi khi khá mất thời gian) thay vì có thể tự mình làm nếu dùng Shopify.
Tính năng
Mặc dù đều được thiết kế với rất nhiều tính năng hỗ trợ cho việc bán hàng, các tính năng của Haravan dừng lại ở mức đủ cho người bán hàng sử dụng cơ bản như khách hàng SMEs (chủ shop hay hộ kinh doanh).
Xem toàn bộ tính năng của Haravan.
Ngược lại, các tính năng của Shopify đa dạng hơn cũng như được thiết kế và xây dựng một cách bài bản nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng ở bất cứ quy mô nào, đặc biệt là khách hàng enterprise.
Xem toàn bộ tính năng của Shopify.
Cửa hàng App Store
Hệ thống app store là nơi bạn có thể thêm những ứng dụng với tính năng đặc biệt cho website của bạn như thiết kế giao diện, chat trực tuyến, email marketing, upsell, CSKH,...
Shopify sở hữu hệ thống app store khổng lồ với hơn 8.000 ứng dụng được phát triển bởi các đối tác khắp nơi trên toàn thế giới. Bất kể bạn là khách hàng nhỏ với vài đơn hàng một ngày cho đến khách hàng Enterprise với 10.000 đơn hàng một ngày, đều có những ứng dụng được xây dựng dành riêng cho bạn.
Hệ thống app store của Haravan có khá ít ứng dụng và đa số được xây dựng bởi chính đội ngũ Haravan nên chưa đáp ứng được cho những khách hàng có nhiều nhu cầu về tối ưu cửa hàng online của mình.
Kho giao diện
Để bắt đầu xây dựng website, bạn sẽ cần lựa chọn một giao diện miễn phí hoặc trả phí.
Cả Shopify và Haravan đều có kho giao diện được thiết kế và xây dựng bởi các bên thứ ba.
Các giao diện Haravan có chi phí thấp hơn, thường khoảng 60-150$ và phong cách thiết kế mang xu hướng nội địa cho thị trường Việt Nam.
Vì không có bộ lọc nên khá khó khăn trong việc tìm được giao diện ưng ý. Ưu điểm là giao diện tiếng Việt và sẵn sàng để sử dụng.
Các giao diện trên Shopify đa dạng về phong cách thiết kế vì đến từ nhiều tác giả khác nhau, giá bán dao động từ 200$ - 350$.
Để sử dụng cho thị trường Việt Nam, bạn cần Việt hoá ngôn ngữ của giao diện, công việc này có thể mất đến vài ngày.
Bán hàng đa kênh
Omnichannel là điều khiến nhiều khách hàng cân nhắc khi lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử.
Haravan, với ưu thế là công ty nội địa, đã kết nối với các kênh bán hàng phổ biến tại Việt Nam như:
- Shopee
- Lazada
- Tiki
- TikTok Shop
- Tại cửa hàng (POS)
Meowcart chưa có cơ hội trải nghiệm nên chưa đánh giá được các hạng mục đa kênh này, nhưng có thể kết luận Haravan có ưu thế hơn ở mảng bán hàng đa kênh.
Phía ngược lại, Shopify chưa có sự đồng bộ kết nối trực tiếp với các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.
Để kết nối, bạn sẽ cần một giải pháp của bên thứ 3 với chi phí tương đối đáng kể bao gồm chi phí kết nối và phí thuê bao hàng tháng.
Cổng thanh toán
Đây là một điểm cộng của Haravan khi tích hợp hầu hết các cổng thanh toán phổ biến tại Việt Nam như MoMo, VNPAY, OnePay, GrabPay, Shopee Pay,...
Về phía Shopify, hiện tại đã tích hợp với các cổng thanh toán:
- OnePay
- ZaloPay
- Payoo
- Fundiin
Và đang trong quá trình kết nối với các cổng thanh toán lớn còn lại trong năm 2023.
Vận chuyển
Giống với cổng thanh toán, Haravan đã tích hợp với hầu hết các đơn vị vận chuyển lớn tại Việt Nam.
Về phía Shopify, bạn có thể sử dụng phần mềm Meowship (có trả phí) để kết nối với các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam bao gồm:
- Giao Hàng Nhanh
- GHTK
- J&T Express
- Viettel Post
- Grab Express
- Ninja Van
- và các đơn vị vận chuyển khác
Giao diện Tiếng Việt
Hiện tại, Shopify đã hỗ trợ giao diện tiếng Việt và kể cả thông tin trên website cũng là tiếng Việt.
Haravan cũng thế.
Những khách hàng nổi tiếng
Các khách hàng nổi tiếng của Haravan tại thị trường Việt Nam có thể kể đến:
- JUNO
- Hnoss
- L'Oreal
- Maison Online
- Aeon Shop
- DELL
- The Coffee House
Các khách hàng nổi tiếng của Shopify tại Việt Nam:
- SONY
- Vinamilk
- Crocs
- Supersports
- Triumph International
- Sulwhasoo
- Swee Lee
- MyKingdom
- Havaianas
- Marou Chocolate
Kết nối API
Nếu bạn chuyên về lập trình app thì chắc chắn quen thuộc với khái niệm API (giao diện lập trình ứng dụng) nhằm giúp các đối tác có thể lập trình ứng dụng kết nối với dịch vụ của bên thứ ba.
API của Shopify được xây dựng cho kết nối với bất kì bên thứ 3 nào một cách dễ dàng, giúp cho bạn có thể xây dựng app kết nối với hệ thống ERP, CRM của doanh nghiệp.
API của Haravan mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản và chưa được xây dựng ở quy mô như Shopify.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Shopify có đội ngũ support 24/7, bạn chỉ cần mở livechat là được hỗ trợ ngay trong vòng 1 phút. Tuy nhiên hiện tại chưa có hỗ trợ tiếng Việt.
Haravan chưa thực sự làm tốt việc chăm sóc khách hàng khi có khá nhiều phản hồi không tốt về Haravan do sự chậm trễ trong việc xử lý yêu cầu của khách hàng. Haravan hỗ trợ từ 8h-18h hàng ngày.
Kết luận
Với những so sánh trên, hy vọng bạn có cái nhìn tổng thể về cả 2 nền tảng này.
Có thể tạm kết luận như sau về Haravan:
- Nền tảng thuần Việt
- Kết nối omnichannel các kênh bán hàng (sàn TMĐT)
- Đa dạng cổng thanh toán và vận chuyển
- Kho ứng dụng có khá ít apps
- Kho giao diện tương đối đa dạng
- Các tính năng ở mức độ trung bình cho ecommerce
- Tương đối khó sử dụng và customize
- Chi phí phát triển trung bình
- Chỉ phù hợp với khách hàng vừa và nhỏ (SMEs)
Về phía Shopify:
- Nền tảng toàn cầu nhưng có Việt hoá
- Kết nối đa kênh cần tốn thêm chi phí khá lớn
- Cổng thanh toán và vận chuyển chưa đa dạng
- Kho ứng dụng đồ sộ với hơn 8000 apps
- Kho giao diện đa dạng với Shopify OS 2.0
- Dễ sử dụng và customize
- Chi phí phát triển cao hơn
- Phù hợp với khách hàng Mid - Enterprise