7+ Tips giúp bạn bắt đầu bán hàng D2C
Bạn có thể biết về D2C (Direct to Consumer); nhưng bạn đã biết cách xây dựng mô hình D2C cho công ty của mình chưa?
Dưới đây là 7+ tips giúp bạn bắt đầu bán hàng D2C từ team Meowcart.
D2C (Direct to Consumer) là gì?
Tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) là hoạt động của các công ty bán hàng hóa hoặc dịch vụ hướng tới người tiêu dùng trực tiếp, không qua một bên thứ ba nào khác.
Đó là một cách tiếp cận khác biệt mà không cần thiết lập kết nối với những người trung gian như cửa hàng hoặc các nền tảng bán hàng trực tuyến khác, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách áp dụng mô hình này.
Trước khi chuyển sang mô hình D2C
Chuẩn bị sẵn sàng
Trước khi chuyển sang mô hình D2C, hãy đảm bảo rằng công ty của bạn đã sẵn sàng. Việc bán hàng với mô hình D2C không phải là một quyết định tức thì mà cần có sự chuẩn bị lâu dài.
Đối với các công ty đã xác định làm việc với mô hình D2C ngay từ đầu, những thứ cần chuẩn bị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.
Mặt khác, các công ty muốn chuyển đổi sang mô hình D2C phải dành thời gian cho việc đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển các quy trình kinh doanh hiện tại (và tạo ra các quy trình mới), và chuẩn bị chung để vận hành hiệu quả và tiết kiệm theo mô hình D2C.
Để chuyển mình sang mô hình D2C, bạn cũng cần có một lý do hợp lí nhất cho quyết định chuyển đổi. Ngoài ra, bạn phải sẵn sàng giải thích lý do này cho cả công ty cũng như khách hàng của bạn theo những cách phù hợp. Cơ hội thành công của bạn trong các sáng kiến D2C là rất ít nếu không có sự cởi mở và rõ ràng này.
Thông báo tới các đối tác
Đối với những công ty chuyển từ mô hình bán hàng thông thường sang D2C, một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là những khách hàng đang làm việc trực tiếp với công ty.
Nếu bạn quyết định chuyển hoàn toàn sang bán hàng D2C, hãy bỏ qua phần này. Nhưng chúng tôi biết điều đó là không thể. Bạn sẽ phải kết hợp hai mô hình. Nhưng đôi khi điều này khiến các đối tác của bạn không hài lòng.
Thay vì chấm dứt hoàn toàn các mối quan hệ với các nhà bán lẻ của bạn, hãy cố gắng đưa ra những ưu đãi dành riêng cho đối tác của bạn. Đó có thể là chỉ bán một số sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, còn lại vẫn gửi một số sản phẩm bán chạy nhất cho đối tác hoặc các bên bán lẻ để họ tiếp tục phân phối.
Đề xuất của chúng tôi là: Hãy tìm cách mà bạn và các công ty đối tác của bạn có thể cùng nhau thành công, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chuẩn bị một kế hoạch tiếp thị chi tiết
Tìm hiểu khách hàng chỉ là bước đầu tiên, sau đó bạn cần lập một kế hoạch marketing cụ thể.
Đầu tiên, hãy chọn ngân sách marketing của bạn. Sau đó hãy tìm hiểu kĩ các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và những thứ có thể làm trong tương lai liên quan đến ngân sách ấy. Cuối cùng, khi biết được nên đầu tư tiền vào đâu, bạn có thể điều chỉnh ngân sách marketing của mình sao cho phù hợp nhất. Một chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và mở rộng công ty của mình.
Đồng thời, hãy biết USP (Unique Selling Point) - điểm khác biệt của doanh nghiệp của bạn. Có thể điều này không mới; nhưng nếu bạn muốn thành công với mô hình D2C, thì bạn rất cần một sản phẩm cũng như góc nhìn khác biệt hoàn toàn với thị trường.
Tạo câu chuyện thương hiệu
Khách hàng muốn biết nhiều hơn về bạn, để họ có thể tin tưởng bạn và mua sản phẩm của bạn.
Câu chuyện về thương hiệu của bạn nên tập trung vào tác động của hàng hóa hoặc dịch vụ. Câu chuyện này cần phải thú vị, phức tạp và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Do bạn cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, mô hình D2C sẽ giúp câu chuyện thương hiệu của bạn đến gần hơn với họ. Nếu bạn muốn thương hiệu của mình tạo được tiếng vang với người tiêu dùng, bạn phải cho họ thấy nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ như thế nào. Khách hàng có nhiều khả năng ghi nhớ và tiếp tục quan tâm đến thương hiệu của bạn nếu bạn xây dựng câu chuyện thương hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
Đơn giản hóa sự lựa chọn/sản phẩm của bạn
Các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp đơn giản, dễ hiểu có thể là một luồng gió mới trong thị trường khi khách hàng đang tràn ngập các lựa chọn.
Càng đơn giản sẽ giúp cho khách hàng hiểu được sản phẩm của bạn. Khi đó, họ sẽ thêm tin tưởng vào công ty và chắc chắn sẽ quay lại mua hàng trong tương lai.
Ví dụ: Những ngày đầu, Coolmate là một công ty chỉ bán áo phông trơn và quần lót dành cho nam giới.
Chọn đúng nhà cung cấp dịch vụ
Có khả năng là bạn sẽ gặp khó khăn với việc thực hiện D2C nếu công ty của bạn đang mở rộng. Bạn có thể tự mình xử lý việc fulfillment khi bạn mới bắt đầu, nhưng bây giờ bạn đột nhiên nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, công việc hậu cần liên quan quá phức tạp để bạn có thể giải quyết tất cả các yêu cầu khác của công ty.
Hãy tìm một công ty cung cấp dịch vụ có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bạn, sau đó điều chỉnh ngân sách cho phù hợp.
Làm việc với các nhà cung cấp có kinh nghiệm nhất có thể giúp các công ty mới tránh được những thất bại hoặc khó khăn không đáng có.
Những yếu tố cần có của một nhà cung cấp bao gồm:
- Quy mô: quy mô công ty của bạn phải phù hợp với quy mô của các nhà cung cấp.
- Tin tưởng: chìa khóa của mọi hoạt động kinh doanh, bạn phải tin tưởng vào các đối tác của mình.
- Giao dịch: thực hiện các giao dịch tốt để mọi người đều có thể hưởng lợi từ chúng.
Theo dõi các chỉ số kinh doanh của bạn
Năng lực của các thương hiệu D2C trong việc cung cấp trải nghiệm mua sắm chuyên biệt trên quy mô lớn khiến họ trở nên khác biệt với các thương hiệu truyền thống. Những công ty lớn như Amazon, Alipay, Taobao, v.v… đã tận dụng những dữ liệu về khách hàng từ lâu. Từ bây giờ bạn cũng có thể sử dụng sức mạnh đó!
Bởi, giờ tất cả dữ liệu của khách hàng là của bạn!
Nhưng bạn cần theo dõi tất cả các dữ liệu. Bạn có thể sử dụng các nền tảng như Salesforce, Klaviyo, RedEye, v.v. Hoặc bạn có thể chỉ sử dụng Shopify hoặc Shopify Plus. Với sự hỗ trợ từ Meowcart, bạn có thể theo dõi tất cả dữ liệu một cách dễ dàng.
Kết luận
Chuyển sang D2C là một lựa chọn sáng suốt vì ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn bao giờ hết và họ luôn mong được tương tác trực tiếp với các nhà cung cấp. Vì chi phí rẻ và thao tác đơn giản, nên ngày càng sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn tham gia vào ngành này.
Vì vậy, hãy sử dụng 7+ tips này để thực hiện những thay đổi bạn cần cho D2C, cũng như thúc đẩy sự phát triển lâu dài và chứng minh cho tương lai của công ty bạn trong nhiều năm tới.