Thương mại điện tử 2024: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp Việt

#Ecommerce August 28, 2024
Thương mại điện tử 2024: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp Việt Thương mại điện tử 2024: Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp Việt

Thị trường bán lẻ trực tuyến đang trên đà phát triển và tiếp tục mở rộng qua từng năm tại thị trường Việt Nam. Tại sao nhu cầu về thương mại điện tử lại tăng nhiều như vậy?

Bài viết này sẽ nói về xu hướng tăng trưởng của TMĐT thị trường Việt Nam 2024. Lý do tại sao thị trường bán lẻ trực tuyến đang mở rộng và giải pháp kinh doanh trực tuyến cho các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô của mình.

Bán lẻ trực tuyến Quý I/2024: Sự Tăng trưởng đột phá 78,69% của thương mại điện tử 2024 tại Việt Nam

Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là với thời đại có sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI). Theo báo cáo mới nhất, ngành bán lẻ trực tuyến tại thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đột phá lên đến 78,69% trong Quý I/2024 so với cùng kỳ năm 2023.

Biểu đồ ước tính sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2024 theo Mordor Intelligence.

Biểu đồ ước tính sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2024 theo Mordor Intelligence.

Số lượng nhà bán hàng tăng, phản ánh sự phục hồi sau nhiều quý khó khăn. Sự phát triển cũng không còn giới hạn ở các đô thị lớn mà đã mở rộng đến các tỉnh thành, với doanh thu và sản lượng bán ở các khu vực ngoài top 10 tăng trên 50%. Theo Mordor Intelligence, dự báo trong năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 14,7 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 23,77 tỷ USD vào năm 2029.

Sự phát triển này không chỉ phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại điện tử và củng cố vị thế của mình trên thị trường. Để không bị lạc hậu, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật kiến thức và chiến lược kinh doanh trực tuyến, đồng thời chuẩn bị cho các thách thức như biến động chuỗi cung ứng và sự cạnh tranh gay gắt từ cả các đối thủ trong nước và quốc tế.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (e-commerce) là một hệ thống thực hiện các giao dịch thương mại thông qua Internet. Cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng mua bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, sử dụng các nền tảng và công cụ kỹ thuật số để tối ưu hóa quá trình kinh doanh.

Các hình thức TMĐT chính yếu

B2B (Business to  Business): là mô hình giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau.

B2C (Business  to Consumer): Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng.

C2C (Consumer to Consumer): Giao dịch giữa người tiêu dùng với nhau.

Sự Khác Biệt Giữa “EC” và “Cửa Hàng Trực Tuyến”

Nhiều từ tương tự như "thương mại điện tử", "EC" và "cửa hàng trực tuyến" thường được sử dụng rộng rãi, dẫn đến sự nhầm lẫn về ý nghĩa của các từ hoặc liệu chúng có giống nhau hay không. Tuy nhiên, có những sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng giữa chúng:

  • Thương mại điện tử (E-commerce): Thường được viết tắt là TMĐT hay EC, đây là thuật ngữ rộng, bao gồm tất cả các giao dịch thương mại được thực hiện bằng điện tử. "Điện tử" không chỉ giới hạn ở Internet mà còn bao gồm cả các đường dây riêng tư (VPN) với các đối tác kinh doanh. Đặt hàng và đặt hàng sử dụng EDI cũng được xem là thương mại điện tử.

  • Cửa hàng trực tuyến (Online Store): Đây là một nhánh của thương mại điện tử, tập trung vào việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua một trang web cụ thể. Cửa hàng trực tuyến là một nền tảng mà khách hàng có thể lựa chọn, mua và thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua website của doanh nghiệp.

 

Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa các thuật ngữ "thương mại điện tử", "EC" và "cửa hàng trực tuyến" sẽ giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng hơn về các khía cạnh khác nhau của giao dịch thương mại điện tử. Từ đó, biết được tình hình kinh doanh để không bỏ lỡ các cơ hội trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp muốn sử dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình, Meowcart sẽ trình bày những ưu điểm nổi bật và những điểm cần lưu ý để giúp các doanh nghiệp tránh những vấn đề thường gặp khi bước vào thế giới thương mại điện tử.

Những lợi ích khi áp dụng thương mại điện tử

1. Mở rộng phạm vi bán hàng toàn cầu

Thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi bán hàng ra toàn cầu, vượt qua mọi rào cản về vị trí địa lý. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với nhiều thị trường mới, không chỉ tăng doanh thu mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp có định hướng vươn ra thị trường quốc tế.

2. Tiện lợi cho người dùng

Dưới góc độ của người tiêu dùng hiện nay, họ có thể mua hàng bất kỳ lúc nào, 24/7, mà không cần phải đến cửa hàng trực tiếp. Bên cạnh đó, sự linh hoạt này không chỉ mang lại thuận tiện tối đa cho người mua mà còn phù hợp với lối sống bận rộn của nhiều người hiện nay. Nhờ vào TMĐT, người tiêu dùng có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua sắm từ bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào, giúp giảm thiểu thời gian và công sức khi lựa chọn và mua sản phẩm.

3. Đáp ứng nhu cầu người dùng nhanh chóng

Doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhờ vào việc cập nhật thông tin và phản hồi nhanh chóng qua nền tảng thương mại điện tử. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm mua sắm mà còn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn. Khi doanh nghiệp có sự phản hồi nhanh và chính xác, khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và thoải mái hơn khi mua sắm trực tuyến, từ đó nâng cao sự hài lòng và tạo sự trung thành với thương hiệu.

4. Giảm thiểu rủi ro và phiền phức của cửa hàng thực tế

Đối với các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hoặc lĩnh vực không yêu cầu đầu tư vào mặt bằng, thương mại điện tử là giải pháp tối ưu. TMĐT giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và phiền phức liên quan đến việc quản lý cửa hàng thực tế. Thay vì lo lắng về thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, bảo vệ tài sản, và các vấn đề an ninh, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xây dựng và quản lý website bán hàng cùng với việc xử lý kho hàng và logistics. Nhờ vậy, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đơn giản hóa quy trình vận hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

5. Giảm chi phí vận hành

Nếu doanh nghiệp của bạn lựa chọn thương mại điện tử, bạn có thể tiết kiệm được các chi phí liên quan đến mặt bằng, nhân sự, hay các chi phí vận hành khác so với việc phải duy trì một cửa hàng truyền thống. Bên cạnh đó, sự tiết kiệm này sẽ giúp tăng lợi nhuận và tạo ra các cơ hội để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.

6. Phân tích dữ liệu khách hàng dễ dàng

Các doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng trên chính website của mình, và từ đó doanh nghiệp của bạn có thể tự cải thiện các chiến lược kinh doanh để phù hợp với các dữ liệu đã được thu thập. Các dữ liệu thông tin như tỷ lệ khách hàng quay lại, mức độ hài lòng, và hành vi mua sắm có thể được sử dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi dùng thương mại điện tử cho mô hình kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ tận dụng được tối đa các dữ liệu mà còn tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đồng thời tạo ra cơ hội mới để phát triển bền vững.

Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Bước Vào Thương Mại Điện Tử

1. Vấn đề đầu tư ban đầu 

Về việc thiết lập và vận hành một website thương mại điện tử đòi hỏi đầu tư về thời gian và tiền bạc trong khoảng thời gian đầu. Doanh nghiệp cần khoảng chi phí cho thiết kế web, bảo trì, hosting, và các chi phí liên quan khác. Tuy nhiên, khoản đầu tư này có thể mang lại lợi ích lâu dài như mở rộng tầm với, tăng doanh thu, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Để tối ưu hóa hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan và lập kế hoạch chi tiết cho việc duy trì và phát triển 1 website.

2. Về trải nghiệm của khách hàng: Không thể trực tiếp xem và chọn sản phẩm

Khách hàng của bạn không thể trực tiếp xem và chọn sản phẩm, điều này có thể làm khó khăn trong việc đánh giá chất lượng và tính năng của sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết và hình ảnh rõ ràng trên website của mình về sản phẩm để giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng chính xác.

3. Chi phí vận chuyển

Về chi phí vận chuyển thường được tách biệt với giá của sản phẩm, nó sẽ làm tăng tổng chi phí mà khách hàng phải trả. Vì thế, điều này có thể sẽ làm giảm sức hấp dẫn của việc mua sắm trực tuyến. Do đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc các giải pháp TMĐT như mã miễn phí vận chuyển, hay mã giảm giá khi mua số lượng lớn, hoặc tích hợp chi phí vận chuyển vào giá sản phẩm để cải thiện trải nghiệm mua sắm và thu hút khách hàng hơn trong việc mua sắm trên website của mình.

4. Rủi ro từ phía khách hàng

Phần này có thể là một phần khác biệt rõ ràng so với các phần khác, vì nó sẽ nói về mặt đạo đức của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể gặp rủi ro từ hành vi không trung thực của một số khách hàng, chẳng hạn như trả hàng không hợp lý hoặc lạm dụng các chính sách đổi trả để không nhận hàng. Điều này có thể dẫn đến các chi phí phát sinh không mong muốn cho doanh nghiệp.

Vì thế, để giảm thiểu những rủi ro này trong thương mại điện tử, doanh nghiệp cần thiết lập các chính sách rõ ràng và công bằng, đồng thời truyền đạt thông tin này đến khách hàng một cách minh bạch mà không ảnh hưởng đến cảm xúc của họ khi mua sắm.Khi doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để mở một trang website bán hàng riêng, việc xây dựng một trang web bán hàng chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử là điều không thể thiếu. Bạn cần một nền tảng mạnh mẽ và đáng tin cậy để hỗ trợ.

Để giúp bạn tiếp cận với thị trường rộng lớn và đa dạng hơn, dưới đây là gợi ý về một nền tảng website bán hàng hàng đầu thế giới mà bạn không thể bỏ qua.

Shopify - Giải pháp thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp

Shopify - Giải pháp thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp

Shopify - Giải pháp thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp

Shopify là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, cung cấp mọi thứ cần thiết để bắt đầu, quản lý và phát triển doanh nghiệp của bạn trên một hệ thống từ A đến Z. Nền tảng này cung cấp một bộ công cụ và dịch vụ toàn diện giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Với Shopify, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể dễ dàng tạo, tùy chỉnh và quản lý cửa hàng trực tuyến của mìn một cách nhanh chóng. Shopify còn cung cấp vô số chủ đề có sẵn, giúp bạn thiết kế trang web một cách dễ dàng, phù hợp với thương hiệu và đảm bảo hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau. Việc quản lý sản phẩm trở nên đơn giản với các tính năng như quản lý tồn kho, phân loại sản phẩm và thiết lập các biến thể sản phẩm (như kích thước, màu sắc).

Shopify cũng hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán, từ thẻ tín dụng đến các dịch vụ thanh toán điện tử như PayPal, và tích hợp sẵn hệ thống vận chuyển, giúp bạn quản lý việc giao hàng hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh thương mại điện tử. Ngoài ra, Shopify tích hợp nhiều tính năng tiếp thị như SEO, email marketing và quảng cáo trên mạng xã hội, cùng với các công cụ phân tích mạnh mẽ giúp bạn theo dõi hiệu suất kinh doanh và hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng trong môi trường thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Shopify còn cho phép tích hợp thuận tiện với nhiều dịch vụ và ứng dụng bên thứ ba, từ phần mềm quản lý khách hàng (CRM) đến các công cụ kế toán và logistics. Điều này giúp doanh nghiệp thương mại điện tử tạo ra một hệ thống kinh doanh hoàn chỉnh và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của mình.

Tìm hiểu thêm về Shopify tại: Shopify là gì? Ưu và nhược điểm của Shopify 2024

Meowcart - Cung cấp dịch vụ website trọn gói trên nền tảng Shopify

Meowcart - Cung cấp dịch vụ website trọn gói trên nền tảng Shopify

Logo Meowcart E-commerce

Meowcart tự hào là công ty đối tác của shopify cung cấp dịch vụ trọn gói website hàng đầu Việt Nam, những giải phải thương mại điện tử toàn diện và sự tinh tế luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Meowcart đặt ra để phát triển kinh doanh trực tuyến. Không chỉ tạo ra các website doanh nghiệp đẹp mắt, thân thiện với người dùng, các dự án còn được đảm bảo về brand identity, phản ánh đúng bản sắc và mục tiêu của doanh nghiệp.

Trải qua hơn 10 năm cung cấp dịch vụ, Meowcart tự tin đem đến trải nghiệm tốt về chất lượng, tính sáng tạo, và luôn đổi mới phù hợp với nhu cầu thị trường thương mại điện tử trong từng giai đoạn. Meowcart hiểu rằng tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh hiển thị trực tuyến là điều tất yếu với các doanh nghiệp. Meowcart là lựa chọn hàng đầu cho việc tạo ra công cụ chiến lược quan trọng, tăng doanh thu và tìm ra các giải pháp phù hợp từng doanh nghiệp trên toàn thị trường.

Kết Luận

Thương mại điện tử Việt Nam đang chứng tỏ là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là với sự bùng nổ của bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực này không chỉ mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp mà còn cải thiện các phương pháp tiếp cận và phục vụ khách hàng.

Thương mại điện tử và giải pháp thương mại điện tử đã trở thành công cụ không thể thiếu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa chi phí. Việc hiểu rõ các loại hình TMĐT và sự khác biệt giữa các thuật ngữ như "EC" và "cửa hàng trực tuyến" sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ thị trường đang trên đà phát triển này.

Quay về trang blog