3 nền tảng website bán hàng tốt nhất cho chủ shop 2020
Bán hàng qua facebook hoặc instagram chỉ là giải pháp tạm thời và không phải là cách để xây dựng thương hiệu một cách bền vững.
Đối với chủ shop và doanh nghiệp muốn xây dựng một website bán hàng online, đâu là nền tảng tốt nhất để sử dụng? Hãy bỏ qua những cái tên như Magento, Drupal, OpenCart hay WooCommerce bởi vì đó là những nền tảng thịnh hành của 5-10 năm về trước, vậy lựa chọn nào cho năm 2020?
Meowcart đề xuất 3 nền tảng tốt nhất để bạn có thể lựa chọn xây dựng website bán hàng.
Haravan
Haravan (còn gọi là Hái Ra Vàng) là một startup thương mại điện tử đi theo mô hình SaaS (Software as Service), cung cấp giải pháp cho chủ shop và doanh nghiệp có thể xây dựng website mà không cần kĩ năng về lập trình.
Bắt đầu từ năm 2014, trải qua hơn 6 năm phát triển, Haravan đã thu hút được một lượng người dùng lớn vào khoảng hơn 30.000 khách hàng (theo công bố của Haravan).
Lí do đằng sau sự phát triển của Haravan là gì? Đó là Haravan đã học và đi theo mô hình Shopify, vốn là một ecommerce platform nổi tiếng ưu việt nhất thế giới vào thời điểm đó. Khi đưa mô hình Shopify vào thị trường Việt Nam, Haravan đã tuỳ biến và tích hợp với những đơn vị thanh toán, vận chuyển, quản lý cửa hàng tại Việt Nam như VNPAY, Momo, Giao Hàng Nhanh, KiotViet,...
Với lợi thế là thuộc quỹ đầu tư Seedcom, Haravan có được thêm lợi thế và có thêm những khách hàng thuộc Seedcom như Juno, The Coffee House,...
Bên cạnh đó, Haravan cũng có những yếu điểm như:
- Giao diện UX/UI chưa được mượt mà và khó sử dụng
- Phí dịch vụ phải đóng theo năm
- Tiện ích mở rộng như apps/plugins rất ít
Sapo
Tiền thân là Bizweb thuộc Công ty DKT và được hợp nhất thương hiệu thành Sapo vào năm 2018. Thế mạnh của Bizweb là nền tảng xây dựng website, còn thế mạnh của Sapo là phần mềm bán hàng tại cửa hàng POS.
Thế nên không có gì ngạc nhiên khi Sapo giành được khá nhiều khách hàng tại thị trường Việt Nam cho mảng bán hàng đa kênh qua website và tại cửa hàng. Theo công bố của Sapo, họ đang có hơn 60.000 khách hàng sử dụng (cả website và POS).
Tương tự Haravan, Sapo cũng đi theo mô hình tương tự, có chăng Sapo không có những khách hàng lớn như Haravan (nhờ là thành viên Seedcom). Tuy nhiên, Sapo vẫn là một nền tảng đáng gờm, nếu so sánh với Haravan thì là khá tương đồng với nhau.
Điểm yếu của Sapo cũng là khá ít ứng dụng và giao diện người dùng khó để sử dụng, cũng như chỉ được trả phí theo năm.
Nếu như từ 2014-2019, cuộc chơi nền tảng website bán hàng tại thị trường Việt Nam là cuộc đua song mã giữa Haravan và Sapo, thì 2020 là năm xuất hiện thêm một người chơi mới, Shopify.
Shopify
Là nền tảng thương mại điện tử được thành lập năm 2006, có trụ sở tại Ottawa, Ontario, Canada. Tính đến thời điểm 8/2020, Shopify có hơn 1 triệu khách hàng trên phạm vi toàn cầu, biến Shopify thành nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới.
Với kinh nghiệm cũng như hiểu biết sâu sắc đối với thị trường thương mại điện tử, Shopify là lựa chọn của những thương hiệu hàng đầu thế giới như Tesla, GymShark, MVTMT, Allbirds,...
Dù Shopify chưa công bố phiên bản tiếng Việt, tuy nhiên vẫn có rất nhiều khách hàng sử dụng Shopify vì trải nghiệm với Shopify thật sự rất tuyệt vời.
Ưu điểm:
- Giao diện UI/UI cực kì thân thiện và dễ sử dụng
- Hơn 2000 apps/plugins để sử dụng
- Bảo mật dữ liệu khách hàng
- Thanh toán phí theo từng tháng
Nhược điểm:
- Chưa có giao diện tiếng Việt
- Chưa tích hợp các bên thanh toán, vận chuyển nội địa
Trong thời gian sắp tới, Shopify dự kiến mở rộng kinh doanh và thu hút những khách là chủ shop, doanh nghiệp sử dụng Shopify tại Việt Nam bằng việc ra mắt phiên bản tiếng Việt và tích hợp những dịch vụ vận chuyển, thanh toán như VNPAY, Momo, GHN.
Với sự có mặt của Shopify, người dùng tại Việt Nam sẽ có thêm một lựa chọn chất lượng để so sánh.
Đọc thêm: Shopify vs Haravan: Đâu là nền tảng website bán hàng tốt nhất?
Bạn đang sử dụng nền tảng nào trong 3 nền tảng nói trên? Hãy chia sẻ cho Meowcart nhé!