Shopify vs Magento: So sánh 2 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu

#Ecommerce December 28, 2024
Shopify vs Magento: So sánh 2 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Shopify vs Magento: So sánh 2 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu

Khi lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, Shopify vs Magento là hai cái tên nổi bật. Mỗi nền tảng đều có những ưu điểm riêng khiến không ít người cảm thấy bối rối khi đứng trước hai nền tảng hàng đầu này. Trong bài viết này, Meowcart sẽ so sánh chi tiết giữa Shopify và Magento, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình.

Tổng quan về Shopify vs Magento

Shopify

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử all-in-one theo mô hình SaaS (Software as a Service), cho phép người dùng dễ dàng tạo lập website bán hàng trực tuyến với đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc kinh doanh.

so-sanh-Shopify-va-Magento

 

Được phát triển bởi công ty đa quốc gia Shopify Inc., trụ sở tại Ottawa, Canada, Shopify ra mắt lần đầu vào năm 2006 và nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng eCommerce hàng đầu trên thế giới. 

Shopify cho phép người dùng tạo và quản lý các cửa hàng trực tuyến mà không cần phải có kiến thức lập trình. Với giao diện kéo thả dễ sử dụng, Shopify giúp việc tùy chỉnh trang web trở nên đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng thêm, xóa hoặc di chuyển các thành phần trên trang chủ chỉ với vài cú nhấp chuột.

Xem thêm: Shopify là gì? Ưu và nhược điểm của Shopify 2024

Tính đến tháng 5 năm 2021, Shopify đã có hơn 1,700,000 người dùng trên toàn cầu, phủ sóng trên khoảng 175 quốc gia. Nền tảng này cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau như Basic, Shopify, Advance, và Shopify Plus, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp.

Những thương hiệu lớn như Pepsi, Nestlé, Tesla, và The New York Times đã chọn Shopify để xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình, nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa tính dễ sử dụng và sức mạnh của nền tảng.

Xem thêm: Top 10 thương hiệu sử dụng Shopify Plus tại Việt Nam

Magento

Magento, hiện được biết đến là Adobe Commerce, là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở nổi bật, ra mắt vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Nền tảng này được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng mô hình MVC (Model View Controller).

so-sanh-magento-vs-shopify

 

Vào tháng 5 năm 2018, Magento tuyên bố được mua lại bởi tập đoàn Adobe. Sự kết hợp này đã giúp Magento tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Hiện tại, Magento hỗ trợ hơn 750,000 cửa hàng trực tuyến và đạt hơn 2,5 triệu lượt tải xuống.

Với mã nguồn mở, người dùng có toàn quyền truy cập vào mã nguồn, cho phép tùy chỉnh nền tảng một cách linh hoạt.

Magento hiện cung cấp hai phiên bản chính:

  • Magento Open Source: Phiên bản miễn phí, cung cấp các tính năng cơ bản cần thiết cho các doanh nghiệp khi thiết lập một trang web đơn giản.
  • Magento Commerce/Adobe Commerce: Phiên bản trả phí, cung cấp nhiều tính năng nâng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn và phức tạp.

Magento thường được sử dụng bởi các nhà phát triển web và các doanh nghiệp lớn có nhu cầu xây dựng các cửa hàng trực tuyến phức tạp hoặc quản lý kho hàng lớn.

So sánh Shopify vs Magento

Chi phí sử dụng

Bảng giá Shopify cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt, phù hợp với các doanh nghiệp ở nhiều quy mô khác nhau. Bạn sẽ không phải lo lắng về chi phí hosting hay bảo trì, bởi tất cả đều được tích hợp trong các gói dịch vụ.

  • Basic Shopify: $25/tháng – Dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
  • Shopify: $65/tháng – Phù hợp với các doanh nghiệp đang phát triển.
  • Advanced Shopify: $399/tháng – Dành cho các doanh nghiệp đang mở rộng.
  • Shopify Plus: Bắt đầu từ $2,300/tháng – Hướng đến enterprise.
bang-gia-shopify

Bảng giá chi phí Shopify

Ngoài phí hàng tháng, người dùng có thể phát sinh thêm chi phí cho:

  • Các mẫu chủ đề và ứng dụng có phí.
  • Phí giao dịch khi sử dụng các cổng thanh toán bên ngoài Shopify Payments.

Magento có ba phiên bản với chi phí khác nhau:

  • Magento Open Source: Miễn phí – Phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật mạnh. Tuy nhiên, bạn cần trả thêm chi phí cho lưu trữ (hosting), tên miền, và các tiện ích mở rộng.
  • Magento Commerce: Bắt đầu từ $22,000/năm – Được trang bị nhiều tính năng cao cấp hơn và phù hợp với doanh nghiệp lớn cần các tính năng tùy chỉnh nâng cao.
  • Magento 2 Commerce Cloud: Bắt đầu từ $40,000/năm – Bao gồm cả chi phí lưu trữ, với các tính năng tương tự như Magento Commerce, nhưng được tích hợp trên nền tảng đám mây.

Ngoài các chi phí cố định, người dùng Magento có thể phải trả thêm cho:

  • Phí lưu trữ (hosting).
  • Tên miền.
  • Các tiện ích mở rộng từ marketplace của Magento.
  • Phí phát triển và duy trì trang web, đặc biệt nếu cần các tùy chỉnh phức tạp.
bang-gia-chi-phi-magen-to

Bảng giá chi phí Magento

Kết luận: Khi so sánh chi phí Shopify và Magento, có thể thấy Shopify có lợi thế về giá cả với các gói dịch vụ linh hoạt và được tích hợp all-in-one. Ngoài khoản chi phí cố định hàng tháng, người dùng Shopify chỉ cần trả thêm phí nếu sử dụng các mẫu chủ đề hoặc ứng dụng có phí. 

Trong khi đó, sử dụng Magento thường yêu cầu thêm các khoản chi phí khác như hosting, tên miền, và các tiện ích mở rộng, khiến chi phí tổng thể có thể cao hơn đáng kể. Kể cả khi sử dụng phiên bản Magento Open Source miễn phí thì chi phí thiết lập và vận hành trang web cũng cao hơn rất nhiều.

Cổng thanh toán và phí giao dịch

Shopify

Shopify hỗ trợ Shopify Payments, PayPal, Stripe, Authorize.Net, SagePay, AliPay Global, 2Checkout, và nhiều cổng khác. Trong đó Shopify Payments là cổng thanh toán riêng của Shopify, bạn sẽ chỉ phải trả phí giao dịch theo tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch, mà không phải trả thêm phí phụ thu từ Shopify. Phí giao dịch cụ thể của các gói như sau:

  • Basic Shopify: 2.9% + $0.30 cho mỗi giao dịch trực tuyến và 2.7% + $0.00 cho thanh toán trực tiếp.
  • Shopify: 2.6% + $0.30 cho mỗi giao dịch trực tuyến và 2.5% + $0.00 cho thanh toán trực tiếp.
  • Advanced Shopify: 2.4% + $0.30 cho mỗi giao dịch trực tuyến và 2.4% + $0.00 cho thanh toán trực tiếp.
  • Shopify Plus: Mức phí thấp nhất, chỉ 0.4% cho giao dịch trực tuyến, 0.25% cho thanh toán trực tiếp, và 0.18% cho giao dịch B2B.
  • Phí bổ sung:
    • Khi sử dụng thẻ quốc tế, Shopify sẽ tính thêm 1% phí cho mỗi giao dịch.
    • Nếu không sử dụng Shopify Payments và chọn cổng thanh toán khác, người dùng sẽ phải trả thêm 2% phí cho mỗi giao dịch.
so-sanh-giua-shopify-vs-magento

 

Magento

Tất cả các phiên bản của Magento (Open Source, Commerce, Commerce Cloud) đều áp dụng mức phí giao dịch là 2.9% + $0.30 cho mỗi giao dịch trực tuyến.

Magento không có cổng thanh toán riêng như Shopify, vì vậy người dùng cần tích hợp với các cổng thanh toán từ bên thứ ba. Magento tích hợp với nhiều cổng thanh toán như PayPal, Stripe, Braintree, Authorize.Net, và Amazon Pay. Tương tự như Shopify, khi sử dụng cổng thanh toán của bên thứ 3 thì bạn sẽ phải trả thêm phí giao dịch. Chi phí thêm tùy thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ mà bạn chọn tích hợp với Magento.

Kết luận: Shopify có lợi thế lớn với cổng thanh toán Shopify Payments, giúp người dùng tiết kiệm chi phí giao dịch khi sử dụng nền tảng này. Magento yêu cầu tích hợp với các cổng thanh toán bên thứ ba, dẫn đến chi phí có thể cao hơn và phức tạp hơn trong việc quản lý thanh toán.

Dễ sử dụng

Khi so sánh giữa Shopify vs Magento, dễ dàng nhận thấy Shopify có giao diện thân thiện hơn với tính năng kéo và thả để tự tạo trang web mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong khi đó Magento được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn, nên sẽ cần lập trình viên để thiết lập trang web hoặc thêm tiện ích mở rộng để xây dựng trang web.

Với chức năng kéo và thả dễ dàng, hơn 6.000 ứng dụng hỗ trợ cùng khả năng thuê được những đội ngũ chuyên gia Shopify chất lượng để thực hiện các thay đổi phức tạp, Shopify là một nền tảng không đòi hỏi kỹ năng lập trình mà ai cũng có thể học được cách sử dụng một cách nhanh chóng.

Shopify giúp người mới bắt đầu có thể dễ dàng thiết lập store nhờ quy trình đơn giản, hướng dẫn và dẫn dắt bạn qua từng bước khi bạn đăng ký xây dựng cửa hàng trực tuyến. 

Magento, ngược lại, yêu cầu người dùng phải có kiến thức về lập trình, PHP, và quản lý hosting để có thể thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến. 

Không giống như Shopify, Magento không có giao diện kéo và thả, nên việc tùy chỉnh giao diện và thêm các tiện ích mở rộng phức tạp hơn. Do đó, Magento trở nên phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu tùy chỉnh sâu và toàn quyền kiểm soát các hoạt động trên trang web.

Mặc dù Magento cung cấp khả năng linh hoạt cao, nhưng người dùng mới hoặc không có kỹ năng lập trình sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng nền tảng này một cách hiệu quả. Trên Magento, hầu hết doanh nghiệp sẽ cần thuê hoặc có lập trình viên nội bộ để thiết lập trang web hoặc sẽ phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các tiện ích mở rộng.

Kết luận: Tính dễ sử dụng là một trong những ưu điểm của Shopify so với Magento. Shopify vượt trội với giao diện thân thiện, cho phép người dùng tạo lập và quản lý cửa hàng trực tuyến mà không cần kỹ năng lập trình.

Trong khi đó, Magento mang đến khả năng tùy chỉnh linh hoạt nhưng lại yêu cầu kiến thức lập trình và quản lý hosting, khiến nó trở nên thích hợp hơn với các doanh nghiệp lớn có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp.

Tính tuỳ chỉnh

Shopify cho phép người dùng tùy chỉnh cửa hàng một cách dễ dàng thông qua trình chỉnh sửa giao diện và kho ứng dụng. Shopify cung cấp nhiều theme và ứng dụng có thể tùy chỉnh để cá nhân hóa cửa hàng. Người dùng có thể dễ dàng thay đổi cài đặt, tải lên logo, và điều chỉnh màu sắc, phông chữ. Ngay cả các chủ đề cơ bản cũng cho phép sắp xếp lại các phần trên trang web để tạo ra giao diện độc đáo.

Ngoài ra, Shopify có một kho ứng dụng rộng lớn, cung cấp nhiều ứng dụng và plugin để cải thiện chức năng của cửa hàng mà không cần phải coding phức tạp. Đối với các tùy chỉnh phức tạp hơn vượt quá khả năng của trình chỉnh sửa giao diện và ứng dụng, Shopify cung cấp ngôn ngữ lập trình Liquid, cùng với các phần mở rộng và API, cho phép các nhà phát triển có kinh nghiệm triển khai các giải pháp tùy chỉnh đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể.

Magento là một nền tảng mã nguồn mở do đó có khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ. Nhờ vào kiến trúc mở và tính linh hoạt cao, người dùng có thể tùy chỉnh gần như mọi khía cạnh của cửa hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, để khai thác tối đa các tính năng tùy chỉnh của Magento, cần có kiến thức kỹ thuật hoặc cần thuê các nhà phát triển đã được chứng nhận của Magento. Bởi việc quản lý, dù là những nội dung cơ bản cũng cần bạn có kiến thức chuyên sâu về nền tảng và kỹ thuật. Đây là một thách thức lớn đặc biệt với những ai mới bắt đầu.

Kết luận: Magento mang đến khả năng tùy chỉnh gần như không giới hạn nhưng đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Trong khi đó, Shopify dễ sử dụng hơn và phù hợp với những người không có kinh nghiệm lập trình nhưng vẫn muốn tùy chỉnh cửa hàng.

Khả năng mở rộng

Shopify được thiết kế dành cho mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến enterprise. Shopify cung cấp cơ sở hạ tầng lưu trữ đám mây mạnh mẽ, có khả năng xử lý lượng lớn giao dịch và lưu lượng truy cập mà vẫn duy trì hiệu suất cao. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển hơn, Shopify luôn có sẵn các tính năng bổ sung để hỗ trợ bạn mở rộng nên bạn chỉ cần trả phí cho các tính năng này khi cần dùng đến.

Hệ sinh thái ứng dụng phong phú của Shopify giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng chức năng và tích hợp các công cụ mà không cần đến kiến thức lập trình sâu. Tất cả các khía cạnh từ lưu trữ đến bảo mật đều được Shopify quản lý, giúp doanh nghiệp tập trung vào phát triển mà không phải lo lắng về hạ tầng kỹ thuật.

Tuy nhiên Shopify vẫn có một số giới hạn về khả năng tùy chỉnh sâu bởi bản chất là nền tảng mã nguồn đóng.

Magento được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô lớn và yêu cầu tùy chỉnh cao. Với kiến trúc mã nguồn mở, Magento cho phép tùy chỉnh mọi khía cạnh của trang web, từ giao diện đến chức năng quản lý sản phẩm và quy trình thanh toán. Magento có thể xử lý số lượng lớn lượt truy cập mà không làm giảm hiệu suất.

Với các công cụ như Varnish Cache và khả năng quản lý hàng tồn kho phức tạp, Magento là nền tảng lý tưởng cho các doanh nghiệp cần mở rộng lớn với các yêu cầu tùy chỉnh cao.

Kết luận: Magento là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần mở rộng với quy mô lớn và yêu cầu tùy chỉnh cao nhờ vào mã nguồn mở. Shopify, dù không có khả năng tùy chỉnh sâu như Magento nhưng lại mang đến sự dễ dàng trong việc mở rộng và quản lý, phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng nhanh chóng mà không gặp phải các rào cản kỹ thuật.

Hỗ trợ khách hàng

Shopify

  • Hỗ trợ 24/7 đa kênh: Shopify cung cấp hỗ trợ khách hàng toàn diện 24/7 qua nhiều kênh như điện thoại, email, live chat và các hình thức liên lạc khác. Dù bạn đang sử dụng gói dịch vụ nào, đội ngũ hỗ trợ của Shopify luôn sẵn sàng giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Bên cạnh đó, Shopify còn cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết và một cộng đồng người dùng rộng lớn, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và giải pháp.

Magento

  • Hỗ trợ giới hạn và cộng đồng phát triển mạnh: Hỗ trợ trực tiếp của Magento bị giới hạn, chỉ cung cấp cho người dùng phiên bản Adobe Commerce (phiên bản doanh nghiệp) qua live chat và email. Người dùng phiên bản mã nguồn mở (Magento Open Source) không được hưởng dịch vụ hỗ trợ này và phải tự tìm kiếm giải pháp thông qua diễn đàn Magento, nơi có một cộng đồng khoảng 300,000 thành viên. Điều này có thể gây khó khăn cho những người không có kinh nghiệm kỹ thuật sâu.

Kết luận: Shopify có lợi thế rõ ràng về hỗ trợ khách hàng với hệ thống hỗ trợ đa kênh 24/7 và tài liệu phong phú, giúp doanh nghiệp dễ dàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Trong khi đó, Magento cung cấp sự hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp lớn sử dụng phiên bản Adobe Commerce, nhưng lại thiếu hỗ trợ trực tiếp cho người dùng phiên bản mã nguồn mở, khiến họ phải tự tìm kiếm giải pháp thông qua cộng đồng.

Bảo mật

Shopify chịu trách nhiệm toàn bộ về bảo mật, bao gồm mã hóa SSL và tuân thủ tiêu chuẩn PCI DSS cấp 1. Nền tảng này tự động xử lý mọi vấn đề bảo mật, đảm bảo thông tin và giao dịch luôn được bảo vệ mà không cần sự can thiệp từ người dùng, giúp doanh nghiệp vận hành an toàn mà không cần lo ngại những vấn đề về an ninh mạng.

Magento cũng cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như chứng nhận PCI và hỗ trợ SSL. Tuy nhiên, đối với người dùng phiên bản Magento Open Source (trước đây là Magento Community Edition), một số tính năng bảo mật phải được tự cài đặt thủ công. Phiên bản Adobe Commerce (trước đây là Magento Commerce) có sẵn các tính năng bảo mật tích hợp, bao gồm các bản vá bảo mật thường xuyên để bảo vệ khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Người dùng phiên bản Open Source có thể cần sự hỗ trợ từ các nhà phát triển chuyên nghiệp hoặc đối tác của Magento để đảm bảo trang web được bảo vệ tốt nhất.

Kết luận: Khi so sánh tính bảo mật của Shopify vs Magento, dễ thấy Shopify có ưu thế hơn về bảo mật với tích hợp phân tích gian lận, SSL, tuân thủ PCI-DSS và GDPR một cách tự động. Trong khi đó, người dùng Magento Open Source cần thực hiện cài đặt thủ công các tính năng bảo mật như SSL và PCI-DSS.

SEO

Shopify tích hợp sẵn các tính năng SEO như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và các công cụ khác để giúp tối ưu hóa trang web cho kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung thêm tính năng qua các ứng dụng trên Shopify App Store. Shopify cũng cung cấp hệ thống quản lý nội dung (CMS), cho phép bạn xây dựng blog ngay trên trang web, góp phần cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Magento tích hợp nhiều tính năng SEO tiên tiến, bao gồm tối ưu hóa thẻ meta, chỉnh sửa URL, alt tag cho hình ảnh, và quản lý tệp robots.txt. Magento còn cung cấp các công cụ SEO nâng cao như thẻ canonical cho sản phẩm và khả năng tùy chỉnh tối đa các yếu tố SEO. Nền tảng này đi kèm với các báo cáo phân tích chi tiết về lưu lượng truy cập và hành vi người dùng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược SEO và tiếp thị một cách toàn diện.

Kết luận: Magento cung cấp các công cụ SEO mạnh mẽ và linh hoạt hơn, phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tối ưu hóa sâu và cần kiểm soát chi tiết. Shopify, mặc dù không có khả năng tùy chỉnh SEO mạnh mẽ như Magento, nhưng dễ sử dụng và tích hợp sẵn các tính năng SEO cơ bản, phù hợp cho các doanh nghiệp muốn đơn giản hóa quá trình SEO mà vẫn đạt hiệu quả tốt.

Các tính năng Marketing

Shopify

  • Email Marketing: Shopify cung cấp công cụ email marketing tích hợp sẵn tên là Shopify Email, cho phép người dùng tạo và gửi các chiến dịch email trực tiếp từ tài khoản Shopify của mình. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và dễ dàng quản lý các hoạt động marketing mà không cần cài đặt thêm phần mềm bên ngoài. Ngoài Shopify Email, bạn cũng có thể thoải mái tích hợp với các nền tảng email marketing phổ biến khác như Mailchimp, Klaviyo và Seguno, với các tùy chọn miễn phí và trả phí linh hoạt.
  • Social Media Marketing: Shopify cho phép kết nối trực tiếp với các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Pinterest. Điều này giúp người dùng dễ dàng quảng bá sản phẩm trực tiếp trên các nền tảng này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng thông qua mạng xã hội. Người dùng chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản để liên kết các tài khoản mạng xã hội với cửa hàng Shopify.

Magento

  • Email Marketing: Để thực hiện các chiến dịch email marketing trên Magento, người dùng cần sử dụng các tiện ích mở rộng từ bên thứ ba, chẳng hạn như Remarkety. Các tiện ích này thường yêu cầu cài đặt và cấu hình kỹ thuật, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên môn hoặc sự hỗ trợ từ các nhà phát triển. Chi phí cho các tiện ích này cũng có thể phát sinh thêm, làm tăng chi phí tổng thể.
  • Social Media Marketing: Magento cung cấp tiện ích mở rộng miễn phí Magento Social, cho phép người dùng kết nối cửa hàng trực tuyến với Facebook để quảng bá sản phẩm thông qua quảng cáo. Tuy nhiên, để tích hợp với các nền tảng mạng xã hội khác như Twitter, Pinterest hoặc Tumblr, người dùng cần cài đặt thêm các tiện ích mở rộng khác, như SocialPilot. Việc này có thể yêu cầu chi phí và kiến thức kỹ thuật để triển khai hiệu quả.

Kết luận: Shopify vượt trội hơn với các công cụ marketing tích hợp sẵn và dễ sử dụng, giúp người dùng nhanh chóng triển khai các chiến dịch marketing mà không cần kiến thức chuyên môn sâu hoặc các công cụ bổ sung. Magento, cũng có nhiều tùy chọn nhưng lại yêu cầu sự can thiệp kỹ thuật cao hơn và có thể phát sinh chi phí.

Kết luận: Shopify vs Magento, đâu là lựa chọn phù hợp cho bạn?

Khi lựa chọn giữa Shopify vs Magento, quyết định phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng kỹ thuật của doanh nghiệp bạn.

Magento là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp lớn với yêu cầu tùy chỉnh cao, khả năng kiểm soát toàn diện và một đội ngũ kỹ thuật mạnh hoặc có khả năng thuê nhân sự bên ngoài. Tuy nhiên, nó đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và chi phí đầu tư ban đầu cao.

Shopify, ngược lại, là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp muốn nhanh chóng xây dựng và mở rộng cửa hàng trực tuyến mà không cần chuyên môn sâu về kỹ thuật. Shopify cung cấp giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ và dịch vụ chăm sóc khách hàng toàn diện 24/7.

Với Shopify, bạn có thể tập trung vào phát triển kinh doanh, trong khi mọi vấn đề kỹ thuật và bảo mật đã được nền tảng xử lý một cách chuyên nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử linh hoạt, dễ sử dụng, và có khả năng mở rộng theo nhu cầu, Shopify là lựa chọn đáng cân nhắc nhất.

Xem thêm: ​​Shopify vs Haravan: Đâu là nền tảng phù hợp cho bạn 2024?

Quay về trang blog