Xu hướng thương mại điện tử 2023 - Cơ hội & Thách thức
Thương mại điện tử trong năm 2023 sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến và đa dạng hóa các trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Theo ước tính, hơn 265 triệu người tiêu dùng sẽ sử dụng mua sắm trực tuyến trong năm nay. Thực tế, mua sắm trực tuyến đã tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ vài tháng sau đại dịch, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới và áp dụng thương mại kỹ thuật số trong nửa thập kỷ.
Khi các thương hiệu vật lộn với những thách thức vào năm 2023, họ sẽ cần phải ứng phó bằng cách bổ sung tính linh hoạt cho các sản phẩm, kế hoạch và chính sách của mình. Vậy xu hướng của ngành thương mại điện tử là gì? Đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp? Họ cần đối mặt với những thách thức nào?
Xu hướng & Cơ hội của Thương mại điện tử 2023
Mua sắm, làm việc và giao lưu trực tuyến dần trở nên phổ biến.
Nhưng sau nhiều năm hạn chế vì đại dịch, giờ đây mọi người có nhu cầu được kết nối trên mọi khía cạnh của cuộc sống — bao gồm cả thương mại. Dưới đây là một số xu hướng thương mại điện tử có thể xuất hiện trong năm 2023.
Tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến
Các nền tảng thương mại điện tử sẽ tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách áp dụng công nghệ mới như AR/VR và AI. Việc này sẽ giúp khách hàng có thể tương tác với sản phẩm một cách trực quan hơn. Theo Statista, đến năm 2022, phân khúc bán lẻ sẽ chiếm 5% thị trường phần mềm AR và MR (thực tế hỗn hợp), chỉ riêng AR mang lại doanh thu bán lẻ đạt 80 tỷ USD vào năm 2022.
Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và TMĐT, khoảng 75% khách hàng muốn các thương hiệu cung cấp các nền tảng với trải nghiệm AR. Khoảng 61% người mua sắm thích mua hàng từ các nhà bán lẻ có trải nghiệm AR hơn so với những nhà bán lẻ không hỗ trợ.
Thúc đẩy bán hàng trực tiếp trên Mạng xã hội (Social Commerce)
Việc bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội sẽ trở thành một xu hướng thịnh hành, giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giá trị giao dịch mua sắm qua các nền tảng mạng xã hội trên toàn cầu sẽ đạt mức 1.200 tỉ đô la vào năm 2025, tăng gần 3 lần so với mức 492 tỉ đô la hiện nay, theo một báo cáo nghiên của hãng tư vấn và kiểm toán công nghệ thông tin Accenture.
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử xã hội (social ecommerce) được thúc đẩy chủ yếu nhờ lực người người dùng mạng xã hội thuộc thế hệ Z (sinh từ năm 1997 – 2012) và thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 – 1996). Mặt hàng được kỳ vọng mua nhiều nhất qua các mạng xã hội toàn cầu là quần áo (chiếm 18% tổng trị giá thương mại điện tử xã hội vào năm 2025), tiếp đó là các sản phẩm điện tử tiêu dùng (13%), thực phẩm tươi sống và đồ ăn nhanh (13%) và đồ trang trí nhà cửa (7%).
Mở rộng thị trường địa phương & toàn cầu
Các doanh nghiệp sẽ tập trung mở rộng thị trường địa phương và toàn cầu bằng cách cải thiện quản lý vận chuyển và lưu kho để đảm bảo độ tin cậy và thời gian giao hàng nhanh chóng.
Phát triển các hình thức thanh toán mới: Nhu cầu sử dụng các hình thức thanh toán tiện lợi và an toàn sẽ tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển các hình thức thanh toán mới như thanh toán bằng đồng tiền điện tử và blockchain.
Tìm hiểu thêm: Mô hình D2C và xu hướng năm 2023 bạn nên biết
Thách thức của Thương mại điện tử trong năm 2023
Cùng với sự phát triển thần tốc của thương mại điện tử, các nhà sáng tạo nội dung, những cá nhân buôn bán hàng hóa và các thương hiệu cần đưa ra giải pháp cho một số thách thức của ngành thương mại điện tử.
Bảo mật thông tin & Giao dịch trực tuyến
Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch trực tuyến vẫn là một thách thức lớn đối với thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các thông tin của khách hàng được bảo mật và an toàn.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng người dùng Internet, đặc biệt là mua sắm online, các vụ tấn công mạng gia gia tăng, kể cả về số lượng, quy mô; các hình thức tấn công tinh vi hơn. Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam đã ghi nhận và xử lý gần 10.000 vụ tấn công website. Trong đó, gần 50% các sự cố đến từ phát tán mã độc thông qua những lỗ hổng bảo mật.
Cạnh tranh khốc liệt
Thương mại điện tử đang trở nên ngày càng cạnh tranh và doanh nghiệp cần phải tìm cách để tồn tại trong một thị trường đầy thách thức này. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ mới nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, thương mại điện tử xã hội (social commerce) giúp tạo ra sân chơi công bằng, được thúc đẩy bởi sức sáng tạo, sự khéo léo và sức mạnh của mọi người. Nó trao quyền cho các thương hiệu nhỏ và các cá nhân, khiến các thương hiệu lớn phải đánh giá sự phù hợp của họ với một thị trường với hàng triệu cá nhân
Vận chuyển & Giao hàng
Vận chuyển và giao hàng luôn là một trong những mối quan tâm với của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các thương hiệu cần phải tìm cách để đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng và chính xác để khách hàng có thể tin tưởng và tiếp tục mua hàng trên nền tảng của họ. Tốc độ giao hàng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng và khả năng giữ chân khách hàng trong thị trường trực tuyến cạnh tranh khốc liệt, các cửa hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm chất lượng và giao hàng nhanh luôn chiếm được lợi thế. Theo các công ty logistics, nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa cụ thể hoặc nhập khẩu cũng tăng lên, đặc biệt là chuyển phát nhanh xuyên biên giới. Các xu hướng tiêu dùng mới và sự bùng nổ thương mại điện tử đòi hỏi các công ty chuyển phát nhanh, vận chuyển và giao nhận phải điều chỉnh mô hình và chiến lược kinh doanh.
Phát triển thị trường mới
Các doanh nghiệp cần phải tìm cách để phát triển thị trường mới để mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu rõ về nhu cầu của thị trường mới và có kế hoạch tiếp cận thị trường hiệu quả. uy nhiên, cuộc khảo sát của Accenture cũng cho thấy có đến 50% người dùng mạng xã hội cho biết họ lo ngại hàng hóa mua qua mạng xã hội sẽ không được bảo hành hoặc có chính sách đổi trả đúng đắn. Điều cho thấy vấn đề thiếu niềm tin là rào cản lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của thương mại điện tử xã hội. Wright cho rằng những người bán hàng giải quyết được vấn đề này sẽ có cơ hội tốt hơn để tăng trưởng doanh thu và thị phần.